436â24 428ờ Chủ nhậtà 16:28 ICT Chủ nhật, 05/05/2024

GIỚI THIỆU KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC

Đăng lúc: Thứ ba - 18/07/2017 10:46 - Người đăng bài viết: Khoa hóa học

Lịch sử phát triển

Khoa Công nghệ hóa học là đơn vị trực thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Từ ngày đầu thành lập năm 1956, nhà trường đã đào tạo trình độ Trung cấp chuyên nghiệp cho các chuyên ngành của ngành Công nghệ hóa học gồm: Công nghệ hoá vô cơ, Công nghệ hoá nhuộm, Công nghệ sản xuất giấy. Năm 1980 cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và trước yêu cầu cấp thiết về đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao, khoa Công nghệ hóa học bắt đầu đào tạo kỹ thuật viên cấp cao cho các chuyên ngành Công nghệ hóa vô cơ, Công nghệ điện hóa, Công nghệ hóa hữu cơ, Máy và thiết bị hóa chất. Sau hơn 10 năm đào tạo, đội ngũ kỹ thuật viên cấp cao, những sinh viên tốt nghiệp ra trường đã được các doanh nghiệp trong và ngoài ngành đánh giá cao về năng lực chuyên môn, đặc biệt là kỹ năng thực hành. Cũng từ thực tế đó, tháng 9-1995 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Quyết định cho trường chính thức được đào tạo trình độ Cao đẳng cho 04 chuyên ngành, trong đó khoa Công nghệ hóa học đào tạo 03 chuyên ngành: Công nghệ hoá vô cơ, Công nghệ hoá hữu cơ và Cơ khí hoá chất. Trước yêu cầu cấp thiết của sự phát triển các ngành nghề đào tạo, năm 1992 khoa bắt đầu đào tạo chuyên ngành Công nghệ vật liệu silicat, năm 1999 đào tạo chuyên ngành Công nghệ hóa môi trường và năm 2007 đào tạo thêm chuyên ngành Công nghệ hóa dược.
Ngày 20 tháng 1 năm 2011, trường Cao đẳng Hóa chất được Thủ tướng chính phủ nâng cấp thành trường Đại học Công nghiệp Việt Trì, khoa Công nghệ Hóa học là khoa lớn nhất gồm có 6 bộ môn: Hóa đại cương, Hóa vô cơ - điện hóa, Hóa hữu cơ - hóa dầu, Hóa silicat, Máy và thiết bị hóa chất và Công nghệ kỹ thuật môi trường (Đầu năm 2014 bộ môn Công nghệ kỹ thuật môi trường tách ra thành khoa Công nghệ môi trường).
Hiện nay, Khoa có 5 bộ môn và 01 trung tâm: Hóa đại cương, Hóa vô cơ - điện hóa, Hóa hữu cơ - hóa dầu, Hóa silicat, Máy và thiết bị hóa chất và trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ Hóa học. 
Tháng 5 năm 2017, Khoa Công nghệ Hóa học được Bộ Giáo dục Đào tạo cho phép tuyển sinh đào tạo Thạc sỹ Kỹ thuật Hóa học với 03 chuyên ngành: Công nghệ hoá vô cơ, Công nghệ hoá hữu cơ và Công nghệ vật liệu silicat.

CƠ CẤU TỔ CHỨC
Khoa Công nghệ hóa học hiện có 47 cán bộ cơ hữu và thành viên, trong đó: PGS-TS: 03, Tiến sĩ 16, Thạc sĩ 19 , NCS 8, đang học Cao học 02 và Đại học 02. Giảng viên của Khoa hầu hết đều có bề dày kinh nghiệm, nhiệt tình trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Nhiều giảng viên của Khoađược đào tạo và thực tập chuyên môn ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nga…. Giảng viên trong khoa luôn được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ phục vụ tốt cho nhiệm vụ giảng dạy lý thuyết đồng thời hướng dẫn thực hành, thực tập tại Phòng thí nghiệm và các Công ty, Nhà máy đáp ứng được những yêu cầu cho sự phát triển kinh tế đất nước và hội nhập quốc tế.
I. LÃNH ĐẠO KHOA
1. Phó trưởng Khoa (Phụ trách Khoa): TS. Hoàng Thị Lý
   Điện thoại: 0976.683.376                       Email: hoanglychc@gmail.com;
 
2. Phó trưởng Khoa: TS. Nguyễn Thành Đoàn
   Điện thoại: 0982.484.312      
Email: doannt@vui.edu.vn; doancl79@gmail.com;
 
CHUYÊN VIÊN PHỤ TRÁCH CÁC MẢNG NGHIỆP VỤ:
       1. ThS. Nguyễn Thị Hoàng Ly
           Trợ lý Giáo vụ khoa
           Điện thoại: 0168.947.6067                           Email: trucly2909@gmail.com
 
       2. Hoàng Xuân Hải
           Trợ lý Công tác Sinh viên
           Điện thoại: 989.630.959                      Email.hoanghai1980@gmail.com
 
        3. Nguyễn Văn Tuyên
           Bí thư Liên chi đoàn Khoa
           Điện thoại:  0166.871.7360        Email:  nguyentuyen180193@gmail.com 

II. CÁC BỘ MÔN TRỰC THUỘC
 1. Bộ môn Hóa Vô cơ - Điện hóa 
Trưởng bộ môn: TS. Vũ Ngọc Minh                   Tel: 01656.024.238 
Phó trưởng bộ môn: TS. Hà Mạnh Chiến           Tel: 0904.535.615
 
2. Bộ môn Hóa Hữu cơ - Hóa dầu 
Trưởng bộ môn:        TS. Hoàng Thị Kim Vân       Tel: 0915.446.680 
Phó trưởng bộ môn: TS. Vũ Đức Cường                Tel: 0904.517.587
 
3. Bộ môn Máy và Thiết bị Hóa chất 
Phó trưởng Bộ môn - Phụ trách:    ThS. Nguyễn Thị Hiền       Tel: 0972.414.270  
Phó trưởng Bộ môn:                         ThS. Nguyễn Tiến Hưng   Tel: 0985.322.096
 
4. Bộ môn CNVL silicat 
Trưởng Bộ môn:              TS. Nguyễn Thành Đoàn                 Tel: 0982.484.312 
Phó trưởng Bộ môn:       ThS. NCS. Trần Thị Hoa                  Tel: 0982.260.059
 
5. Bộ môn Hóa đại cương 
Trưởng Bộ môn:              TS. Mạc Đình Thiết                         Tel: 0914.604.802 
Phó trưởng Bộ môn:     ThS. NCS. Nguyễn Thị Thanh Huyền  Tel: 01683.136.385
 
6. Trung tâm Nghiên cứu, ứng dụng và triển khai Công nghệ hóa học 
Phó Giám đốc Trung tâm:     ThS. NCS. Nguyễn Văn Khanh      Tel: 0982.739.636
III. LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ
- ThS. Nguyễn Văn Lại - Trưởng khoa Hóa hữu cơ giai đoạn 1997- 2000
- Thầy Nguyễn Đức Minh - Trưởng khoa Hóa hữu cơ giai đoạn 2000 - 2006
- ThS. Nguyễn Văn Quang - Q. Trưởng khoa Hóa hữu cơ giai đoạn 2006 - 2008
- NGƯT.ThS. Trần Thế Hồ - Trưởng khoa Hóa Vô cơ giai đoạn 1997 - 2005
- TS. Nguyễn Mạnh Tiến - Q. Trưởng khoa Hóa Vô cơ giai đoạn 2005 - 2008
- NGƯT.TS. Vũ Đình Ngọ - Trưởng khoa Hóa silicat giai đoạn 2004 - 2008
- ThS. Phạm Quốc Tuấn - Q. Trưởng khoa Hóa silicat giai đoạn 2003 - 2004; 2008 - 2011
- TS. Lê Diên Thân - Trưởng khoa Công nghệ Hóa học năm 2008
- ThS. Đoàn Thanh Ngọc - Trưởng khoa Công nghệ Hóa học giai đoạn 2008 - 2011
- TS. Nguyễn Mạnh Tiến - Trưởng khoa Công nghệ Hóa học giai đoạn 2011 - 2012
-TS. Trần Thị Hằng - Trưởng khoa Công nghệ Hóa học giai đoạn 2012 – 2017
            - TS. Hoàng Thị Lý – Phó Trưởng khoa Công nghệ Hóa học từ 3/2017 đến nay
 
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Cung cấp nguồn nhân lực kỹ thuật cao, tay nghề đạt chuẩn tham gia trực tiếp vào các nhà máy liên quan đến lĩnh vực Hóa học.
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản chung về hóa học, an toàn lao động, và các kiến thức thuốc các lĩnh vực chuyên ngành như công nghệ sản xuất các sản phẩm vô cơ (các loại phân bón hóa học; các loại muối khoáng, các hóa chất vô cơ cơ bản; chế biến các khoáng sản; các quá trình mạ; quá trình điện phân; phương pháp bảo vệ kim loại...), Công nghệ lọc hóa dầu, công nghệ chế biến dầu và khí, công nghệ sản xuất các hợp chất vô cơ, hữu cơ, công nghệ sản xuất các vật liệu polime-composite, sản xuất sơn, chất tẩy rửa tổng hợp, giấy,...  vật liệu silicat ( ximăng, gốm sứ thủy tinh…), công nghệ chế biến thực phẩm (lên men rượu, bia, nước giải khát), công nghệ bào chế thuốc và các kiến thức chuyên sâu thuộc các chuyên ngành lựa chọn.
- Bồi dưỡng trình độ Ngoại ngữ và tin học để có thể làm việc trong môi trường Quốc tế.

I. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG
1. Công nghệ hóa vô cơ - điện hóa
2. Công nghệ nhiên liệu rắn
3. Công nghệ hóa hữu cơ – hóa dầu
4. Công nghệ vật liệu silicat
5. Máy và thiết bị hóa chất
6. Công nghệ hóa dược
7. Công nghệ hóa thực phẩm

II. CÁC CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC  
1. Công nghệ hóa vô cơ
2. Công nghệ Hóa hữu cơ

 III. ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG NGẮN HẠN
Để đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, giúp cho sinh viên tốt nghiệp ra trường có cơ hội việc làm, thu nhập cao, việc làm ổn định và cơ hội thăng tiến, khoa Công nghệ Hóa học tăng cường nâng cao chất lượng đào tạo, năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành và kiến thức thực tế. Khoa tổ chức mở các khóa đào tạo ngắn hạn chuyên sâu cho chuyên ngành như: Công nghệ sản xuất xi măng, Công nghệ sản xuất gốm sứ, Công nghệ sản xuất thủy tinh, Công nghệ sản xuất vật liệu chịu lửa, Công nghệ sản xuất đạm, lân, Công nghệ sản xuất DAP, Công nghệ sản xuất các axit vô cơ,  Công nghệ sản xuất xút-soda, Công nghệ mạ, Công nghệ gia công chất dẻo và cao su, Công nghệ sản xuất rượu, bia, Công nghệ sản xuất giấy, Kỹ thuật bào chế thuốc,…. Đồng thời,  trong quá trình học, sinh viên được đi tham quan thực tế tại các nhà máy, cơ sở sản xuất và được thực tập tốt nghiệp thực tế tại nhà máy, cơ sở sản xuất nhằm tiếp cận những công việc thực tế liên quan đến ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học.
 
CƠ HỘI VIỆC LÀM
 
 Sinh viên sau khi tốt nghiệp NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC (Mã đăng ký xét tuyển:  D510401) sẽ là: 
KỸ SƯ chỉ đạo - tổ chức sản xuất, quản lý thiết bị, thiết kế thiết bị - dây chuyền sản xuất, bảo dưỡng máy và thiết bị, vận hành - điều khiển dây chuyền sản xuất tại các nhà máy sản xuất: Các loại hóa chất vô cơ, hữu cơ, sản xuất các vật liệu silicat, ximang, gốm sứ, gạch chịu lửa, thủy tinh; sản xuất các loại vật liệu polime composite, sợi, chất dẻo, giấy, cao su, sơn; Các cơ sở mạ điện, điện phân, khai thác và chế biến khoáng sản… Các công ty chuyên cung cấp phụ gia, nhiên liệu, xăng dầu diesel, dầu nhờn, dung môi, hóa chất, hương liệu…, các công ty chuyên cung cấp máy móc ..
Kỹ thuật viên kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu - sản phẩm ở các Công ty: mạ điện, chế biến khoáng sản (than, đồng, nhôm, apatit, cao lanh...), lọc - hóa dầu, chế biến lương thực, thực phẩm, sữa, chè, cafe, thuốc lá; các công ty sản xuất: phân bón hóa học (phân đạm, lân, NPK, DAP, SA...), hóa chất, bột màu, pin, ắc quy, xi măng, gốm sứ, gạch (gạch xây, gạch ốp lát, gạch chịu lửa...), ngói, bê tông, thủy tinh, giấy, sơn, cao su, nhựa, các chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, keo dán, dược phẩm, hóa mỹ phẩm, rượu, bia, nước giải khát, đường, bánh kẹo...; 
Nhà cung cấp và tư vấn dịch vụ hóa chất và thiết bị công nghệ hóa học; 
Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm ứng dụng và triển khai về công nghệ kỹ thuật hóa học;
 Giảng viên tại các Trường ĐH, CĐ, TCCN, các cơ sở đào tạo nghề và các Trường  THPT, THCS.
*Sinh viên học tại khoa Công nghệ Hóa học được những quyền lợi sau:
    - 100% sinh viên ra trường được tư vấn, giới thiệu việc làm đúng ngành nghề, lương cao, ổn định.
    - Được tiếp tục học lên trình độ Thạc sỹ Công nghệ kỹ thuật hóa học tại trường, học lên Tiến sỹ; có cơ hội đi du học Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga bằng các nguồn học bổng của chính phủ, các tổ chức, các trường ở nước ngoài,…
     - Được tham gia nghiên cứu khoa học, tham gia các cuộc thi sáng tạo Khoa học và công nghệ, thi Olimpic Hóa học;
     - Được tham gia các hoạt động thể thao, văn hóa, các câu lạc bộ sinh viên, các lớp kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng phỏng vấn, kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình...;
     - Có cơ hội thăng tiến khi làm việc trong các công ty, doanh nghiệp;
 
 CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ ĐÀO TẠO
Khoa Công nghệ Hóa được Nhà trường trang bị cho hệ thống phòng thực hành, phòng thí nghiệm có đầy đủ thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo các bậc học của ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học và nghiên cứu khoa học, bao gồm:
- 01 phòng Hội thảo
- 01 phòng nghiên cứu khoa học
- 03 phòng thí nghiệm Hóa đại cương
- 03 phòng thí nghiệm Hóa Hữu cơ- Hóa dầu
- 02 phòng thí nghiệm Hóa vô cơ – điện hóa
- 02 phòng thực hành Máy và TB hóa chất
 
Phòngnghiên cứu khoa học
Phòng được trang bị đầy đủ các dụng cụ, thiết bị thí nghiệm từ cơ bản đến hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học như: Thiết bị phản ứng, máy cất quay chân không, bộ cất tinh dầu, bộ chiết shoxlec, cân phân tích, bếp điện, lò nung, tủ sấy, máy cất nước, máy khuấy từ gia nhiệt, máy khuấy cơ, máy rung siêu âm… Các phòng được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, bố trí sắp xếp trong phòng theo nguyên tắc 5S.
 
Phòng thí nghiệm Hóa hữu cơ- hóa dầu
Khoa được trang bị 03 phòng thí nghiệm hóa hữu cơ – Hóa dầu với tổng diện tích khoảng 300 m2 phục vụ sinh viên làm thí nghiệm các học phần Hóa học và Hóa lý polime, Tổng hợp hữu cơ, vật liệu Polime-compozit, Công nghệ chế biến dầu- khí, Công nghệ gia công chất dẻo, Kỹ thuật sơn, Công nghệ chế biến chè, sữa, kỹ thuật bào chế… Phòng được trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị hiện đại như: bơm chân không, máy cất quay chân không, bộ cất tinh dầu, bộ chiết xốclec, máy đo độ bền cơ lý, máy đo điểm nóng cháy… Các phòng được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Phòng thí nghiệm Hóa vô cơ- Điện hóa
Khoa được trang bị 02phòng thí nghiêm hóa vô cơ với tổng diện tích khoảng 200 m2 phục vụ sinh viên làm thí nghiệm các học phần công nghệ sản xuất phân bón, công nghệ điện phân, ăn mòn và bảo vệ kim loại, Công nghệ điện hóa, Công nghệ chế biến khoáng sản… Phòng được trang bị đầy đủ các dụng cụ và thiết bị hiện đại như: máy đo pH tự động, thiết bị đo điện hóa đa năng, máy khuấy từ gia nhiệt, thiết bị điện phân ….
Phòng thực hành Máy &TB hóa chất
Khoa được trang bị 02 phòng thí nghiêm Quá trình và thiết bị với diện tích khoảng 150 m2 phục vụ sinh viên làm thí nghiệm các học phần Quá trình và thiết bị truyền nhiệt, cơ học, thủy lực và chuyển khối. Phòng được trang bị hệ thống trao đổi nhiệt, hệ thống bơm ly tâm, hệ thống chưng luyện, hệ thống sấy, hệ thống lọc,...
Phòng thực hành Công nghệ vật liệu silicat
Khoa được trang bị 02 phòng thí nghiêm vật liệu silicat với diện tích khoảng 150 m2 phục vụ sinh viên làm thí nghiệm các học phần hóa học vật liệu, công nghệ ximăng, công nghệ gốm sứ, thủy tinh, vật liệu kết dính... Phòng được trang bị hệ thống tủ sấy chương trình, lò nung chương trình, máy trộn hành tinh, bộ vica tự động, máy nén mẫu Matest, máy nén bê tông, kính hiển vi điện tử…
 
 
QUI MÔ ĐÀO TẠO
Qui mô đào tạo của khoa không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm, Kho xét tuyển sinh viên dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia và dựa vào kết quả học tập THPT để các em có nhiều cơ hội lựa chọn nghề.
Từ năm 2017, Khoa công nghệ Hóa học còn tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sỹ ngành Công nghệ Kỹ thuật Hóa học với 30 chỉ tiêu cho các chuyên ngành như Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ.
Khoa công nghệ Hóa học hằng năm cung ứng cho xã hội một nguồn lao động chất lượng cao, đó là những kỹ sư vững chuyên môn, giỏi tay nghề, có đầy đủ các kỹ năng mềm . Nhiều thế hệ sinh viên của Khoa hiện đang đảm nhận các vị trí quan trọng trong các cơ quan nhà nước hay các công ty doang nghiệp sản xuất như Công ty Cổ phần Hóa chất Việt trì, Công Ty DAP 2 Lao Cai, Công ty Cổ phần Hóa chất Lâm, Công ty Giấy Việt Nam, Công ty Đạm  Bắc Giang…

ĐÀO TẠO CHO DOANH NGHIỆP
Khoa Công nghệ hóa học đã đào tạo nhân lực cho các dự án:
§Công ty CP xi măng Mai Sơn
§Công ty CP xi măng Sông Thao
§Công ty CP xi măng Vinaconex Yên Bình
§Công ty CP xi măng Quang Sơn
§Công ty xi măng Đồng Bành
§Công ty CP xi măng Hữu Nghị
§Công ty CP xi măng Phú Thọ
§Công ty xi măng Sông Gianh
§Tổng công ty Hóa chất mỏ - Vinacomin
§Công ty Cổ phần Hóa dầu và nhiên liệu sinh học dầu khí - Tập đoàn Dầu khí
§Công ty cổ phần DAP số 2 - VINACHEM
§Dự án Bô xít Nhân Cơ - Tân Rai
§Công ty TNHH MTV Hóa chất  21
§Nhà máy Cốc hóa - Công ty CP Gang thép Thái Nguyên
§Công ty CP Hóa chất Việt Trì,…

NĂNG LỰC NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
       
        HƯỚNG NGHIÊN CỨU:

§Vật liệu polyme chức năng, vật liệu thân thiện môi trường
§Vật liệu nano, vật liệu tiên tiến, chất màu vô cơ, mạ compozit
§Tách chiết các hợp chất thiên nhiên, tổng hợp hữu cơ
§Cải tiến công nghệ, phát triển sản phẩm mới,…
       
ĐỀ TÀI – CÔNG TRÌNH: Trong 5 năm gần đây

§ 02 đề tài cấp Nhà nước, 16 đề tài cấp Bộ, Tỉnh, 65 đề tài cấp Trường
§ 35 bài báo Quốc tế, nhiều bài trên các Tạp chí uy tín về hóa học có hệ số ảnh hưởng cao như: Nature Materials, Chemical Communications, Macromolecules,…
§ Trên 200 bài báo khoa học trên các tạp chí trong nước như Tạp chí Hóa học, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Tạp chí Phân tích Hóa, Lý và Sinh học...

      SẢN PHẨM THỰC TẾ:

§Tinh dầu: sả chanh, gấc, hương nhu, hoa hồng, bưởi, tràm,…
§Bột nghệ độc, bột ligno sulfonat, cafein, polysacarit, xenlulo,…
§Bê tông chịu lửa ít xi măng, bê tông chịu lửa cách nhiệt nhẹ
§Xi măng chịu nhiệt spinel, keo silica, keo lignin,…
§Kẽm clorua, kali clorat, thuốc tím, thủy tinh lỏng, sắt sulphat
§Oxit sắt đỏ, thuốc muối, thuốc chống mốc,…

LIÊN HỆ:

Văn phòng: 101 - Nhà 7 tầng, Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì
            Địa chỉ: Tiên Kiên – Lâm Thao – Phú Thọ

 Email:khhoahoc@vui.edu.vn
Website: http://khoacongnghehoahoc.vui.edu.vn/
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết