734â23 1137ờ Thứ baà 11:37 EST Thứ ba, 28/11/2023

GIỚI THIỆU KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG

Đăng lúc: Thứ tư - 14/09/2022 05:26 - Người đăng bài viết: Khoa CNHH
Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tổng số cán bộ, giảng viên của khoa hiện nay là 45 người gồm: 2 phó giáo sư tiến sĩ; 15 tiến sĩ; 27 thạc sĩ, 01 kỹ sư, trong đó có 07 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước.
Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường thuộc Trường Đại học Công nghiệp Việt Trì. Tổng số cán bộ, giảng viên của khoa hiện nay là 45 người gồm: 2 phó giáo sư tiến sĩ; 15 tiến sĩ; 27 thạc sĩ, 01 kỹ sư, trong đó có 07 thạc sĩ đang làm nghiên cứu sinh ở trong và ngoài nước. Ngoài ra còn có các giảng viên thỉnh giảng là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ của các viện và trường đại học tham gia giảng dạy như: Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học bách khoa Hà Nội và các viện nghiên cứu: Viện  Khoa học vật liệu, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Hóa học, Viện Tài nguyên và môi trường - Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam.
Cơ sở vật chất
Ngoài hệ thống phòng học, thư viện, phòng đọc…Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường được Nhà trường đầu tư 20 phòng thí nghiệm, thực hành với các trang thiết bị hiện đại có thể đáp ứng được các yêu cầu của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học ở trình độ đại học, thạc sĩ và các bậc đào tạo cao hơn của các lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật hóa học, Công nghệ kỹ thuật môi trường, Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm. Đặc biệt, trong năm học 2020 - 2021, Khoa được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại cho Trung tâm Phân tích và chế biến khoáng sản như: Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC); Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS); Máy quang phổ hồng ngoại (FT-IR); Thiết bị phân tích nhiệt trọng lượng (TGA); Máy quang phổ UV-Vis; Máy quang phổ phát xạ Plasma (ICP – OES); Kính hiển vi điện tử quét (SEM); Máy nhiễu xạ tia X (XRD); Máy phân tích cỡ hạt tán xạ Laser;  Máy kiểm tra cơ lý; Máy đo đa chỉ tiêu môi trường nước; Máy phân tích đất; Máy đo khí độc đa chỉ tiêu; Chuẩn độ điện thế đa năng; Thiết bị phản ứng cao áp; Thiết bị phản ứng áp suất thấp; Thiết bị phản ứng bằng lò vi sóng, Máy nghiền hành tinh...
Các ngành nghề đào tạo
Hiện nay Khoa Công nghệ Hóa học và Môi trường đang đào tạo 01 ngành thạc sĩ Kỹ thuật hóa hoc và 04 chuyên ngành trình độ đại học:
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học gồm: Công nghệ các hợp chất vô cơ; Công nghệ điện hóa; Công nghệ hữu cơ - hóa dầu; Công nghệ vật liệu polyme - compozit; Công nghệ hóa dược; Công nghệ sản xuất giấy và xenlulo; Công nghệ gia công  các sản phẩm nhựa -cao su; Công nghệ vật liệu silicat; Công nghệ chế biến khoáng sản; Máy và thiết bị hóa chất.
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường gồm: Công nghệ môi trường; Quản lý tài nguyên môi trường.
Chuyên ngành Công nghệ sinh học gồm: Công nghệ sinh học; Công nghệ sinh học môi trường; Công nghệ sinh học thực phẩm.
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm gồm: Công nghệ chế biến thực phẩm; Công nghệ sinh học thực phẩm; Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm.
Dự kiến trong thời gian tới Khoa sẽ đề nghị mở ngành đào tạo Tiến sĩ Kỹ thuật hóa học
 Công tác đào tạo
Hoạt động văn hoá - văn nghệ, thể dục - thể thao
Từ nhiều năm nay Khoa luôn xác định hoạt động văn hóa, văn nghệ - thể dục, thể thao, là một phần không thể thiếu trong các hoạt động của Khoa, để tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, giao lưu học hỏi và góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách cho học viên, sinh viên. Hàng năm Khoa đã tổ chức các giải bóng chuyền, bóng đá, hội thi ẩm thực, hội thi cắm hoa, hội thi văn nghệ, nữ sinh thanh lịch… đã được nhiều sinh viên của Khoa tham gia và hưởng ứng tích cực.
Cơ hội việc làm
            Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học có thể đảm nhận các vị trí: Phụ trách kỹ thuật tại các công đoạn trong dây chuyền sản xuất của các các doanh nghiệp sản xuất: các chất vô cơ (axit HCl, H2SO4, H3PO4, xút - clo, các muối vô cơ), phân bón hóa học (phân super lân đơn; phân lân nung chảy; phân đạm: NH4NO3, urê; phân hỗn hợp NPK; phân phức hợp DAP, phân vi sinh), tinh luyện kim loại (tinh luyện đồng, kẽm, vàng, thiếc, chì..), các cơ sở mạ điện (mạ kẽm, niken, đồng, crom, vàng....), các cơ sở sản xuất ô tô (sơn điện di), các cơ sở sản xuất mạch điện tử (mạ đồng, niken hóa học trên nền phi kim), các doanh nghiệp sản xuất: xi măng, thủy tinh, gạch granit, gạch chịu nhiệt, gốm sứ. Các cơ sở: lọc - hóa dầu; gia công nhựa, cao su; sản xuất giấy; sản xuất chất tẩy rửa, nhuộm in...Tiếp nhận, triển khai các công nghệ mới của các cơ sở sản xuất lĩnh vực kỹ thuật hóa học;  Quản lý và đảm bảo chất lượng, kế hoạch sản xuất và phát triển sản phẩm của các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học;                 Nghiên cứu viên tại các viện nghiên cứu, các trung tâm ứng dụng và triển khai về kỹ thuật hóa học; Cán bộ kinh doanh, tư vấn kỹ thuật cho các nhà cung cấp dịch vụ và phát triển sản phẩm, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ thuộc lĩnh vực kỹ thuật hóa học trong và ngoài nước.
Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật môi trường có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý và phụ trách kỹ thuật tại các bộ phận kiểm tra và xử lý ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp; Cán bộ kỹ thuật, quản lý trong lĩnh vực quản lý kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi trường thuộc các cơ quan quản lý Nhà nước như: Chi cục quản lý môi trường, Công ty Môi trường đô thị, Ban quản lý các khu công nghiệp, Công ty tư vấn thiết kế..; Cán bộ quản lý, tư vấn, thiết kế cho các dự án bảo vệ môi trường trong và ngoài nước; Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu, các Trung tâm ứng dụng và triển khai về CNKTMT; Cán bộ kỹ thuật tại các Phòng tài nguyên và môi trường ở các quận/huyện trong cả nước, các Sở tài nguyên và môi trường, cảnh sát môi trường; Cán bộ kỹ thuật, quản lý trong các công ty cấp nước, thoát nước, công trình công cộng...
Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ sinh học có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý và phụ trách kỹ thuật tại các cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực Công nghệ sinh học thực phẩm và công nghệ sinh học môi trường; Nghiên cứu viên tại các Viện nghiên cứu về công nghệ sinh học, công nghệ sinh học thực phẩm và công nghệ sinh học môi trường.
Đối với sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ thực phẩm có thể đảm nhận các vị trí: Quản lý và phụ trách kỹ thuật tại các công đoạn trong dây chuyền sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm; Kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại các Viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm như: Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Trung tâm Y tế, Trung tâm phân tích, kiểm định chất lượng thực phẩm,..; Tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và vệ sinh an toàn thực phẩm tại các Trung tâm dinh dưỡng, Trung tâm Y tế và Trung tâm Y tế dự phòng; Nghiên cứu viên tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu về công nghệ thực phẩm;
Ngoài các vị trí việc làm nêu trên sinh viên tốt nghiệp còn có thể tham gia giảng dạy các môn chuyên ngành tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề thuộc lĩnh vực Công nghệ hóa học, Công nghệ môi trường, Công nghệ sinh học, Công nghệ thực phẩm.
Khoa đã đào tạo 28 Thạc sĩ Kỹ thuật hóa học, hàng vạn kỹ sư, cử nhân, kỹ thuật viên chất lượng cao và công nhân lành nghề. Đến tháng 6/2021 đã đào tạo gần 3.000 kỹ sư ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học cho các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm hóa học. Nhiều cựu sinh viên của Khoa hiện nay đang giữ các vị trí quan trọng như: tổng giám đốc công ty, phó giám đốc công ty, giám đốc công ty, trưởng phòng kỹ thuật…, tại các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuộc lĩnh vực hóa học Trong những năm qua, ngoài đào tạo trong trường, Khoa còn tích cực trong việc tạo mối quan hệ với các doanh nghiệp và đã đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho hàng nghìn công nghân, kỹ thuật viên, kỹ sư của các nhà máy, doanh nghiệp như: Tổng Công ty hóa chất mỏ Vinacomin; Công ty sản xuất Bioethanol thuộc Tổng công ty dầu khí Việt Nam; Nhà máy Z175, Z121, 129, 113; Công ty hóa chất Việt Trì; Công ty xi măng Đồng Bành, Công ty xi măng Hữu Nghị, Công ty Xi măng Mai Sơn, Công ty CP DAP – Vinachem, Công ty CP DAP số 2 – Vinachem...
Công tác nghiên cứu khoa học
Song hành với nhiệm vụ đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ quan trọng luôn được Khoa quan tâm, chú trọng và xác định đây là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Các giảng viên của Khoa luôn đi đầu trong công tác này, hàng năm đã đăng ký và triển khai thực hiện nhiều đề tài các cấp. Trong những năm qua giảng viên của Khoa đã thực hiện 01 đề tài độc lập cấp nhà nước, 15 đề tài cấp Bộ Công thương, 08 đề tài, dự án cấp tỉnh Phú Thọ, đã phối hợp với các đơn vị khác thực hiện 01 đề tài cấp nhà nước, 02 đề tài Nafosted và nhiều đề tài cấp bộ, tỉnh khác. Ngoài ra, giảng viên của Khoa đã chủ trì thực hiện hàng trăm đề tài cấp Trường. Nhiều đề tài được nghiệm thu loại xuất sắc và được ứng dụng trong thực tế dưới sự kết hợp với các doanh nghiệp trong việc chế tạo sản phẩm mới, cải thiện tính năng sản phẩm, công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hơn 200 công trình được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế và tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước, trong đó có 25 công trình được đăng trên các tạp chí ISI và Sopus. Kỹ năng và trình độ nghiên cứu khoa học của các giảng viên trong Khoa đã được các giáo sư ở các nước phát triển đánh giá cao và đã mời kết hợp nghiên cứu như: Trường Đại học Công nghệ Quốc gia KaZan - Liên bang Nga; Trường Đại học Osaka, Trường Đại học tỉnh Fukui, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nara, Viện Khoa học và công nghệ tiên tiến Nhật Bản….
Giảng viên của Khoa đã tham gia nhiều đề án của Bộ Công Thương: Tổ chức các khóa đào tạo công nghệ gia công, quản lý kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ và công nhân các doanh nghiệp sản xuất linh kiện phụ tùng nhựa – cao su và kim loại ngành Công Thương; Xây dựng định mức tiêu hao năng lượng trong sản xuất phân đạm ure, NPK, cao su. Giảng viên của Khoa cũng đã tham gia xây dựng nhiều chương trình, đề án của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Tiêu chuẩn kỹ năng nghề sản xuất phân bón, công nghệ mạ, công nghệ chống ăn mòn kim loại, sản xuất pin ắc quy, sản xuất các sản phẩm cao su; Chương trình khung cao đẳng, trung cấp nghề: sản xuất phân bón, công nghệ mạ, công nghệ chống ăn mòn kim loại, sản xuất pin - ắc quy; Danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu nghề: sản xuất phân bón, sản xuất các chất vô cơ, sửa chữa thiết bị hóa chất; Định mức kinh tế - kỹ thuật về đào tạo nghề: sản xuất phân bón, sản xuất các chất vô cơ, sửa chữa thiết bị hóa chất; Chuẩn đầu ra nghề: sản xuất gạch granit, sửa chữa thiết bị hóa chất, sản xuất kính thủy tinh.
Tác giả bài viết: NMT
Nguồn tin: Khoa Công nghệ Hóa Học và Môi trường- Trường Đại học Công nghiệp Việt trì
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết