685â23 1027ờ Thứ baà 10:27 EST Thứ ba, 28/11/2023

BỘ MÔN VÔ CƠ – SILICAT – THIẾT BỊ HÓA CHẤT

Đăng lúc: Thứ ba - 13/09/2022 21:56 - Người đăng bài viết: Khoa CNHH
Bộ môn Vô cơ – Silicat – Thiết bị Hóa chất được thành lập năm 2020 trên cơ sở sát nhập các Bộ môn: Hóa Vô cơ - Điện hóa, Hóa Silicat, Máy và Thiết bị Hóa chất, Hóa đại cương.
I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Bộ môn Vô cơ – Silicat – Thiết bị Hóa chất được thành lập năm 2020 trên cơ sở sát nhập các Bộ môn: Hóa Vô cơ - Điện hóa, Hóa Silicat, Máy và Thiết bị Hóa chất, Hóa đại cương. Các Bộ môn này đã được thành lập ngay từ khi thành lập Trường (1956). Trải qua hơn 60 năm, Bộ môn đã đào tạo ra đội ngũ cán bộ kỹ thuật đông đảo, hiện đang công tác tại các nhà máy, cơ sở sản xuất trên khắp cả nước, được các doanh nghiệp trong và ngoài nước đánh giá cao về năng lực chuyên môn đặc biệt là kỹ năng thực hành.
II. ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TT        Họ và tên    Chức vụ
  1.  
TS. Nguyễn Mạnh Tiến Trưởng Khoa
  1.  
TS. Vũ Ngọc Minh Trưởng Bộ môn
  1.  
TS. Mạc Đình Thiết Phó trưởng Bộ môn
  1.  
NCS. Trần Thị Hoa Phó trưởng Bộ môn
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Hiền Giảng viên
  1.  
TS. Hà Mạnh Chiến Giảng viên
  1.  
ThS. Lê Quang Huy Giảng viên
  1.  
ThS. Dương Mạnh Hải Giảng viên
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Kim Dung Giảng viên
  1.  
ThS. Lương Viết Cường Giảng viên
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Giảng viên
  1.  
ThS. Trần Thị Thanh Thảo Giảng viên
  1.  
ThS. Trần Thị Phương Giảng viên
  1.  
ThS. Nguyễn Thị Hồng Oanh Giảng viên
  1.  
PGS.TS. Vũ Đình Ngọ GV kiêm nhiệm
  1.  
TS. Hoàng Thị Vân An GV kiêm nhiệm
  1.  
ThS. Phạm Thái Hưng GV kiêm nhiệm
  1.  
ThS. Nguyễn Đức Tuân GV kiêm nhiệm
  1.  
TS. Nguyễn Thị Kim Thoa GV kiêm nhiệm
 
III. LĨNH VỰC ĐÀO TẠO
Nhiệm vụ chính của Bộ môn là công tác đào tạo. Hiện nay Bộ môn đang đào tạo các hệ: Thạc sỹ (2 năm), Kỹ sư (4,5 năm), Cử nhân (4 năm), liên thông Cao đẳng – Đại học (2 năm), các lớp ngắn hạn cấp chứng chỉ…
Lĩnh vực Công nghệ Hóa Vô cơ
Công nghệ  sản xuất các hóa chất vô cơ cơ bản (H2SO4; HCl, H3PO4, HNO3, NaOH, NH3);
Công nghệ sản xuất phân bón hóa học (phân DAP, phân lân, phân đạm);
Công nghệ sản xuất các loại muối khoáng;
Công nghệ chế biến khoáng sản.
Lĩnh vực vật liệu Silicat
Công nghệ vật liệu kết dính;
Công nghệ vật liệu chịu lửa;
Công nghệ thủy tinh;
Công nghệ gốm sứ.
Lĩnh vực Điện hóa
Công nghệ bề mặt (mạ điện, mạ hóa học, mạ nhúng nóng, xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp hóa học và điện hóa);
Công nghệ sản xuất pin - ắc quy;
Công nghệ điện phân (điện phân kim loại từ muối nóng chảy, điện phân tinh chế kim loại );
Công nghệ chống ăn mòn kim loại (dùng lớp mạ, công nghệ bảo vệ catốt, bảo vệ anốt, sử dụng chất ức chế ăn mòn);
Lĩnh vực Máy và thiết bị Hóa chất
Tính toán thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị, dây chuyền sản xuất trong ngành Công nghiệp Hóa chất.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết