GIỚI THIỆU BỘ MÔN HÓA VÔ CƠ - ĐIỆN HÓA

Bộ môn Hóa Vô cơ – Điện hóa được thành lập ngay từ khi thành lập Trường (1956). Trải qua 60 năm nỗ lực vượt lên khó khăn, là 60 năm của sự khát khao cống hiến của các thế hệ thầy và trò.
BỘ MÔN HÁ VÔ CƠ - ĐIỆN HÓA
           
           Bộ môn Hóa Vô cơ – Điện hóa được thành lập ngay từ khi thành lập Trường (1956). Trải qua 60 năm nỗ lực vượt lên khó khăn, là 60 năm của sự khát khao cống hiến của các thế hệ thầy và trò, đã tự khẳng định được mình trên bản đồ đào tạo đại học của cả nước. Với sự quyết tâm của mình, các thế hệ Thầy và Trò chuyên ngành Vô cơ – Điện hóa có quyền tự hào về những gì đã làm được trên chặng đường 60 năm qua và biết ơn những người đã gây dựng lên Bộ môn.

Các giảng viên đang GIẢNG DẠY tại bộ môn

tt HỌ TÊN GIẢNG VIÊN CHỨC VỤ
     1.              TS. Vũ Ngọc Minh Trưởng Bộ môn
     2.              TS. Hà Mạnh Chiến Phó trưởng Bộ môn
     3.              ThS. Ngô Thị Thanh Hằng Giảng viên
     4.              ThS. Lê Quang Huy Giảng viên
     5.              ThS. Dương Mạnh Hải Giảng viên
     6.              ThS. Hoảng Ngũ Phúc Giảng viên
     7.              NCS. Nguyễn Văn Khanh Phó giám đốc trung tâm NC, ƯD và triển khai CNHH 
     8.              TS. Nguyễn Mạnh Tiến Trưởng phòng KH và CN
     9.              NCS. Phạm Thái Hưng Phó trưởng Phòng đào tạo
10.              TS. Hoàng Vân An Phó trưởng Phòng khảo thí

NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN (GIẢNG DẠY, NCKH)
Bộ môn Hóa Vô cơ - Điện hóa đào tạo kỹ sư (hệ 4 năm), cử nhân (hệ 3 năm) thạc sỹ và nghiên cứu trong các lĩnh vực:
Lĩnh vực CN Hóa Vô cơ:
1. Công nghệ sản xuất các hóa chất vô cơ cơ bản: axit H2SO4; HCl, H3PO4, HNO3, NaOH, NH3….
2. Công nghệ sản xuất các loại phân bón hóa học: Phân lân, phân đạm, phân trộn, phân phức hợp DAP …
3. Công nghệ sản xuất các muối khoáng: Na2CO3, Na2SO4, (NH4)2SO4
Lĩnh vực điện hóa:
1. Công nghệ bề mặt (Mạ điện, lớp phủ vô cơ, mạ nhúng nóng, các công nghệ xử lý bề mặt kim loại bằng phương pháp hóa học và điện hóa…).
2. Công nghệ sản xuất pin - ắc quy.
3. Công nghệ điện phân sản xuất các hóa chất: sản xuất xút - clo, dioxit mangan điện giải, điện phân kim loại từ muối nóng chảy, điện phân tinh chế kim loại …
4. Các công nghệ chống ăn mòn kim loại: công nghệ bảo vệ catốt, bảo vệ anốt, sử dụng chất ức chế ăn mòn…
Lĩnh vực chế biến khoáng sản: Chế biến các loại quặng có chứa các nguyên tố vô cơ thành kim loại hoặc các hợp chất của chúng.

CƠ HỘI VIỆC LÀM ĐỐI VỚI KỸ SƯ, CỬ NHÂN TỐT NGHIỆP
Sau khi tốt nghiệp, SV chuyên ngành Vô cơ - Điện hóa có thể làm việc có hiệu quả ở các viện nghiên cứu, các trường đại học và các nhà máy, cơ sở sản xuất trong nhiều lĩnh vực như: sản xuất hoá chất, sản xuất phân bón hóa học, xử lý môi trường, mạ điện, sản xuất pin-ắc quy,… Chuyên ngành này trang bị cho sinh viên nền tảng kiến thức sâu và rộng về cả các quá trình công nghệ. Do đáp ứng đúng yêu cầu của xã hội, nên đây là một trong các chuyên ngành thu hút nhiều sinh viên theo học nhất của Khoa Công nghệ  Kỹ thuật Hóa học. Thực tế cho thấy, sinh viên tốt nghiệp ngành Vô cơ – Điện hóa đang đảm đương nhiều cương vị ở các tổng công ty lớn, các doanh nghiệp trong và ngoài nước.